Mục lục bài viết
ÁP LỰC CỦA NHÂN VIÊN BẢO VỆ CỬA HÀNG
Đảm bảo được an toàn cho tính mạng con người cũng như tài sản của mục tiêu. Đó là những công việc của một người bảo vệ. Cho dù ở trong điều kiện thời tiết thế nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào thì bảo vệ cũng phải luôn ý thức được công việc của mình. Công việc đầy áp lực như vậy nhưng mấy ai có thể hiểu được nỗi khổ tâm của bảo vệ. Dưới đây là những áp lực của công việc bảo vệ. Đặc biệt là áp lực của nhân viên bảo vệ cửa hàng sẽ khiến bạn có cái nhìn hoàn toàn khác về công việc này.
-
Áp lực từ việc bảo đảm cửa hàng luôn được an toàn:
Từ trước đến nay, bảo vệ vốn là công việc vất vả vì phải đảm bảo an toàn cho con người và tài sản. Đối với các bảo vệ tại cửa hàng thì đây chính là một trong những áp lực lớn nhất. Với tình trạng trộm cướp hoành hành như hiện nay thì nhân viên bảo vệ chắc chắn sẽ phải để tâm nhiều hơn vào công tác bảo vệ. Thậm chí, kẻ gian còn vào tận cửa hàng để trộm cướp tài sản. Nguy hiểm hơn là những nhóm trộm cướp rất manh động, sẵn sàng chống trả và gây thương tích cho nhân viên bảo vệ lẫn nhân viên trong cửa hàng.
Vậy bảo vệ sẽ phải làm gì trong những trường hợp như vậy? Chắc chắn là sẽ phải xử lý tình huống một cách nhanh chóng, thông minh và hiệu quả nhất. Để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người đúng không nào. Nói thì dễ đó nhưng đây chính là điều mà không phải bảo vệ nào cũng làm được. Đây cũng là áp lực thường trực đối với mỗi người bảo vệ.
-
Áp lực từ lượng khách hàng và xe quá đông:
Những người bảo vệ vất vả luôn phải hoàn thành công việc của mình bất chấp hoàn cảnh và thời tiết như thế nào. Đó là điều mà ai trong chúng ta ít nhất 1 lần đã nhìn thấy. Nhiều khi vào những mùa cao điểm, mỗi cửa hàng thời trang phải có đến 20-30 người một lúc và số lượng xe cũng tăng lên đều đều. Đặc biệt, khi cửa hàng có chương trình khuyến mãi thì áp lực này lại còn tăng lên gấp bội. Lượng khách, lượng xe quá đông sẽ dẫn đến tình trạng khó kiểm soát và hỗn loạn. Đây là thời điểm có thể xảy ra những tình huống không mong muốn. Cụ thể là mất cắp xe của khách hàng hay thậm chí là tài sản của chủ cửa hàng.
-
Áp lực về thời gian làm việc:
Việc làm bảo vệ cửa hàng thời trang là công việc yêu cầu làm cả ngày. Hay ít nhất là 12-16 tiếng/ngày. Với khối lượng thời gian chiếm đến hơn nửa ngày như vậy, áp lực về thời gian chắc chắn là điều sẽ xảy ra. Không giống những công việc bán hàng có thể linh động về thời gian làm việc. Nhân viên bảo vệ khi đi trễ hoặc nghỉ không lí do sẽ phải chịu hình thức kỉ luật. Nhẹ là cảnh cáo, trừ tiền lương, nặng hơn có thể bị cho thôi việc.
Trên đây là những áp lực của nhân viên bảo vệ cửa hàng.
#NT-PMV
các nền tảng cá cược là gì-chơi cá độ bóng đá như thế nào
Trở thành người đầu tiên bình luận!